Đức Mẹ La Vang và những bí mật về Thánh Địa La Vang
01/08/2022
17 lượt xem
Đôi nét về Thánh Địa La Vang
Đức Mẹ La Vang (Thánh địa La Vang) là tên gọi mà giáo dân Công giáo Việt Nam đề cập đến sự kiện Đức Mẹ Maria hiện ra trong một thời kỳ mà đạo Công giáo bị bắt bớ tại Việt Nam. Thánh địaĐức Mẹ La Vang từ lâu đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng ở Quảng Trị.
La Vang là một trong những địa điểm hành hương quan trọng không chỉ dành riêng cho đồng bào Công giáo mà còn cả người ngoại đạo và khách du lịch quốc tế.
Nguồn gốc tên gọi Đức Mẹ La Vang
Theo một thuyết, dưới thời vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn có chính sách chống đạo Công Giáo.
Để tránh sự trừng phạt của nhà Tây Sơn, nhiều giáo dân ở vùng Quảng Trị đã chạy lên vùng đất này.
Đây là khu vực đồi núi hẻo lánh nên để liên lạc với nhau được thì họ phải “la” lớn, mà “la” lớn thì “vang”. Cái tên La Vang ra đời từ đó.
Sự tích về Đức Mẹ La Vang hiển linh
Vào năm 1798, một số các tín hữu ở gần đồi Dinh Cát (nay là thị xã Quảng Trị), đã đến lánh nạn tại núi rừng La Vang, nơi rừng thiêng nước độc.
Họ thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau.
Một hôm khi mọi người đang cùng nhau lần hạt kính Đức Mẹ, bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặc áo choàng dài, trên tay bồng một trẻ sơ sinh, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên.
Mẹ dạy họ hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh.
Đức Mẹ hiện ra ở La Vang trên thảm cỏ gần gốc cây đa cổ thụ nơi giáo dân đang cầu nguyện, những giáo dân đang có mặt ở đó đều nhìn thấy phép lạ này.
Sau đó, Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ trong cơn hoạn nạn trong suốt một trăm năm bị bách hại vì đạo.
Ngoài ra, trong khuôn viên Thánh địa còn có Giếng nước Đức Mẹ La Vang, nơi mỗi tín đồ khi tới đây đều uống một ngụm nước để tỏ lòng thành kính với Đức Mẹ.
Nhiều tín đồ tin rằng nước giếng có khả năng chữa được bệnh tật trong cơ thể.
Trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, thời gian, đến nay Thánh địa La Vang dường như tỏa hết nét đẹp cổ kính của mình dưới một góc trời Hải Lăng – Quảng Trị.
Sau một thời gian gián đoạn, từ năm 1990, chính quyền địa phương đã cho phép hành lễ tại đây trở lại. La Vang đã trở thành thánh địa hành hương quan trọng nhất của người Công giáo Việt Nam.