Đức Mẹ Đồng Công là ai? Ý nghĩa về tước hiệu Đức Mẹ Đồng Công
05/09/2022
257 lượt xem
Đức Mẹ Đồng Công hay còn gọi là Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc được biết đến trước ngày 7 tháng 4 năm 2017. Dòng Đức Mẹ Đồng Công hay Dòng Đồng Công là một dòng tu của giáo hội Công giáo Rôma được xuất phát từ Việt Nam và hiện nay phần nhiều tu sĩ là người Việt. Danh hiệu Đồng Công là tên chỉ đến Dòng Đức Mẹ Đồng Công Thủ Đức có địa chỉ tại số 521 tỉnh lộ 43 Phường Tam Phú thành phố Thủ Đức, và có chi nhánh tại Hoa Kỳ.
Lịch sử hình thành Dòng Đức Mẹ Đồng Công
Linh Mục Đa Minh Maria Trần Đình Thủ thành lập dòng Đồng Công vào năm 1953 tại giáo xứ Liên Thủy, địa phận Bùi Chu Việt Nam. Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc được đánh giá là ít tu sĩ hơn so với các dòng khác như dòng Đa Minh, Phanxicô…Mặc dù như vậy nhưng hiện nay tại Hoa Kỳ dòng Đồng Công đều được tất cả người Công giáo tại đây biết đến nhiều.
Năm 1978, Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu đầu tiên tại đền với khoảng 1.500 tín hữu Công giáo gốc Việt từ địa phương tham dự. Đến nay, Đại hội Thánh Mẫu liên tục được tổ chức vào tháng 8 hàng năm, với số người tham gia từ 40 đến 60 ngàn người.
Tước hiệu Đức Mẹ Đồng Công cứu chuộc
Khi chúng ta nói về Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc đã có rất nhiều những phản biện cho rằng nếu coi Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc như thế là đánh đồng Đức Giê-su Thiên Chúa với người phàm. Công trình cứu độ nhân loại không thể xếp ngang hàng Đức Mẹ với Đức Ki-tô được.
Thực ra từ “Đồng Công” ở đây không dùng với nghĩa “Đánh Đồng” (cho mọi thứ đều ngang nhau, như nhau, đồng hóa mọi giá trị nên như một mẫu số chung). Thực ra, từ “đồng” ở đây phải được hiểu là cùng chung lòng góp công góp sức vào một công việc (đồng lòng, đồng công); cùng chung một hướng đi (đồng hành); cùng chung chịu mọi gian nan, thử thách (đồng cam cộng khổ).
Nói cách khác “đồng công” chỉ có nghĩa là “cộng tác” (Cộng tác là “Cùng góp sức làm chung một công việc, nhưng có thể không cùng chung một trách nhiệm).
Đức Mẹ đã Đồng Công cứu chuộc nhân loại như thế nào
Hiến chế “Lumen Gentium” (số 62) giải thích: “Nhưng trong nhiệm cuộc ân sủng, Ðức Maria luôn tiếp tục thiên chức làm mẹ, từ khi Ngài tin tưởng ưng thuận trong ngày Truyền Tin – sự ưng thuận mà Ngài đã không ngần ngại giữ vững bên thập giá – cho tới lúc vĩnh viễn hoàn tất việc cứu rỗi mọi người được tuyển chọn.
Thật vậy, sau khi về trời, vai trò của Ngài trong việc cứu độ không chấm dứt, nhưng Ngài vẫn tiếp tục liên lỉ cầu bầu để đem lại cho chúng ta những ân huệ giúp chúng ta được phần rỗi đời đời.”
Đức Mẹ đã “tin tưởng ưng thuận trong ngày Truyền Tin (Lc 1, 26-38)”, nên dù “không biết đến người nam”, nhưng vẫn “thụ thai bởi phép Thánh Thần” (Lc 1, 34-35).
Tới ngày sinh Con thì sinh trong hoàn cành khó nghèo, không nhà cửa, không quán trọ, mà phải nương tựa vào hang bò lừa. Đã cực khổ như vậy, còn bị thế lực thù địch (Hê-rô-đê) âm mưu hãm hại, phải đem Con trốn sang Ai Cập.
Không chỉ vâng phục thánh ý Thiên Chúa Cha, Đức Maria còn vâng phục cả Người Con trong suốt hành trình thực hiện công trình cứu thế (“hằng ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng” – Lc 2, 19.51; “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” – Ga 2, 5; ưng thuận làm Mẹ Giáo Hội tiên khởi ngay dưới chân thập tự – Ga 19, 26-27).
Sự “tin tưởng ưng thuận” của Đức Maria thể hiện rõ nét nhất qua “Bảy sự đau đớn” mà Đức Mẹ gánh chịu suốt 33 năm trong vai trò làm Mẹ dưỡng nuôi Đức Giê-su Con-Thiên-Chúa-làm-người:
Ông Si-mê-ôn nói tiên tri
Đức Giê-su trốn sang Ai-cập và các anh hài bị giết.
Lạc mất Con
Đức Giê-su vác thập giá
Bảy lời trăng trối
Liệm xác Đức Giê-su
Mai táng Đức Giê-su
Tóm lại, chẳng những Đức Trinh nữ Maria Vô Nhiễm đã đồng ý trở thành Mẹ Thiên Chúa, mà Mẹ còn tự nguyện chấp nhận với những vất vả, khổ cực và nhất là đau buồn tột đỉnh vì cái chết của Con Thiên Chúa và cũng là Con của Mẹ để cứu độ nhân loại. Dù là Đấng đồng công cứu chuộc nhưng Đức Mẹ vẫn không thể có vai trò ngang bằng với Đức Ki-tô trong nhiệm cuộc cứu độ ấy; bởi chính Đức Maria cũng cần được cứu độ và quả thật Mẹ đã được Con của mình cứu.
Đức Mẹ chỉ đồng công góp sức trong vai trò “cộng sự viên quảng đại và tôi tá khiêm hạ của Chúa Cha…, đã cộng tác cách rất đặc biệt vào công trình của Ðấng Cứu Thế.” (Hc “Lumen Gentium”, số 61); và nhờ vậy Thiên Chúa mới hoàn tất công trình cứu độ nhân loại của Người.