Top Vương Cung Thánh Đường lớn nhất bên Công Giáo !
28/08/2022
11 lượt xem
Mục Lục
Vương Cung Thánh Đường là gì bên đạo Công giáo và những nhà thờ nào được gọi là Vương Cung Thánh Đường ở Việt Nam.
Vương Cung Thánh Đường là gì?
Vương cung thánh đườnglà một danh hiệu tôn vinh đặc biệt mà Giáo hoàng (trị vì tại tòa thánh Vatican) dành cho một số nhà thờ hoặc thánh địa xét theo ý nghĩa: cổ kính, tầm quan trọng trong lịch sử , hoặc giá trị tâm linh đối với Giáo hội Công giáo Rôma.
Những nhà thờ Chính tòa đa số là Vương Cung Thánh Đường nhưng không phải tất cả nhà thờ đều là Vương Cung Thánh Đường.
Phần lớn kiến trúc của Vương Cung Thánh Đường đều mang hình cây thập giá, đó là tượng trưng cho hình ảnh Chúa Giê su chịu nạn trên thập giá, gồm có 3 gian chính: gian hành lang, gian giáo dân và gian cung thánh. Bên trong Vương cung thánh đường có lưu giữ hài cốt các vị tử đạo, thánh nhân, các nhân vật quan trọng hoặc các tác phẩm nghệ thuật Công giáo có giá trị lớn.
Vương Cung Thánh Được có bao nhiêu phân loại
Có 2 phân loại Vương Cung Thánh Đường đó là Đại Vương Cung Thánh Đường và Tiểu Vương Cung Thánh Đường
Đại Vương Cung Thánh Đường
Là danh hiệu dành cho 4 VCTĐ nổi tiếng trực thuộc phủ Giáo hoàng trong đó:
Tổng lãnh vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô (là một nhà thờ chính tòa),
Vương cung thánh đường Thánh Phêrô (cũng là một nhà thờ),
Vương cung thánh đường Đức Bà Cả (là một đền thờ)
Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành (là một thánh địa).
Tiểu Vương Cung Thánh Đường
Danh hiệu dành cho bất kỳ ngôi thánh đường hay thánh địa quan trọng nào khác tại Rôma hay khắp nơi trên thế giới, do chính giáo hoàng ban tặng.
Khi một nhà thờ đã được nâng lên danh hiệu tiểu vương cung thánh đường thì được Tòa Thánh trao cho hai biểu trưng của giáo hoàng: một là cái chuông (tintinnabulum) dùng để báo tin khi giáo hoàng hay người thay mặt giáo hoàng đến, hai là cái dù bằng lụa có hai màu vàng, đỏ (conopaeum) dùng để che cho Giáo Hoàng.
Vương cung thánh đường Sở Kiện hay nhà thờ Kẻ Sở tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Dù là một tiểu vương cung thánh đường mới được sắc phong năm 2010, nhưng nhà thờ Kẻ Sở thật sự là điểm đến thú vị với kiến trúc đồ sộ và phong cách Đông – Tây hội tụ.
Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc vòm cao vút cổ điển phương Tây từ trần đến cửa. Trên tường có các ô cửa kính màu vẽ tranh các vị thánh hoặc các sự kiện trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, khu vực cung thánh và bàn thờ được làm bằng gỗ chạm trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng theo phong cách truyền thống Việt Nam.
Do xây dựng trên một cái đầm nên toàn bộ nền cũng được lót gỗ lim chống sụt lún. Nhiều du khách đến đây tỏ ra thích thú với ngọn tháp cao treo 4 quả chuông mang các sắc âm đố – mi – son – đồ. Quả nặng nhất gần 2,5 tấn được người dân ở đây gọi là chuông “Bồng”. Vào ngày lễ, nơi đây phải huy động đến cả chục thanh niên trai tráng đến kéo chuông. Tiếng chuông vang lên như một bản đàn vang vọng từng thôn làng, ngõ xóm nơi đây.
Nhà thờ Phú Nhai
Nhà thờ Phú Nhai là vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Phú Nhai thuộc Giáo phận Bùi Chu, xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, Nam Định.
Khi mới xây dựng nhà thờ có phong cách kiến trúc Gothic đậm dấu ấn Tây Ban Nha. Đến nay nhà thờ được xây lại theo phong cách kiến trúc Gothic Pháp. Điều đặc biệt là nhà thờ Phú Nhai có hai tháp chuông. Bốn quả chuông đặt ở đây đều được đúc từ Pháp chuyển sang với trọng lượng từ 100 kg đến 2 tấn. Xung quanh nhà thờ có các phù điêu thể hiện 14 Đàng Thánh Giá.
Sau khi tham quan nhà thờ được mệnh danh lớn nhất Đông Dương, du khách chiêm ngưỡng được toàn cảnh của huyện Xuân Trường khi đứng trên ngọn tháp cao của nhà thờ Phú Nhai.
Nhà thờ La Vang
Nhà thờ La Vang nằm ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 1961, nhà thờ được tôn phong là vương cung thánh đường. Ban đầu đây là một ngôi nhà thờ bằng ngói, được thiết kế theo kiến trúc cổ Việt Nam nhưng mặt tiền vẫn mang hơi thở châu Âu hiện đại với hai tầng mái và hai cánh thánh giá. Tháp chuông hình vuông hai tầng nổi bật lên giữa cảnh đồi.
Nhà thờ La Vang đã được nhiều lần trùng tu và xây mới, nhưng khi đến đây du khách vẫn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của phong cách kiến trúc Việt qua hình dáng những mái ngói thân quen, kiểu dáng ngôi nhà ở, ngôi đình Việt. Thêm vào đó, du khách cũng sẽ bị lôi cuốn bởi quần thể tượng gồm 15 pho tượng diễn tả 15 điều màu nhiệm.
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn đã không còn xa lạ với mỗi người dân TP HCM và khách du lịch trên cả nước. Nhưng ít ai biết rằng, đây là một trong 4 vương cung thánh đường của cả nước.
Điểm nhấn của nhà thờ là bức tường được xây bằng gạch xuất xứ từ Marseille (Pháp) từ cuối thế kỷ 19 nhưng đến nay vẫn giữ nguyên màu sắc hồng tươi, không bám bụi rêu. Bởi vậy dù không hiểu hết ý nghĩa văn hóa và lịch sử của nhà thờ Đức Bà nhưng khi đến Sài Gòn, ai cũng muốn có một bức hình với công trình độc đáo ấy.
Ngay trước mái vòm nhà thờ là chiếc đồng hồ Thụy Sĩ. Trải qua hơn 130 năm nhưng chiếc đồng hồ vẫn hoạt động khá chính xác và được lên giây mỗi tuần. Trong 6 quả chuông mang âm đô – rê – mi – son – la – si, chuông Son nặng gần 8,8 tấn là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới. Nằm giữa trung tâm thành phố năng động nhất cả nước, nhà thờ Đức Bà mang đến một nốt trầm xao xuyến níu chân du khách bốn phương.