65 lượt xem
Mục Lục
Vào mỗi dịp Noel hàng năm vào cuối năm. Tất cả mọi người Công giáo khắp nơi trên thế giới đều đón mừng một sự kiện lớn, đó là ngày Mừng Chúa Giáng Sinh.
Vào những dịp Noel chúng ta sẽ thấy hang đá Bêlem được dựng khắp các nhà thờ và trong mỗi gia đình của người Công giáo.
Hang đá Bêlem được làm và chế tác từ các nguyên liệu khác nhau, chủ yếu sử dụng tranh và rơm. Dù làm bằng vật liệu gì thì hang đá cũng diễn tả lại quang cảnh ngày Chúa Giêsu sinh ra trong hang đá tại một nơi xa xôi và lạnh lẽo.
Nhiều người thắc mắc và đặt câu hỏi ” Ai là người đầu tiền trưng bày hang đá của Chúa Giêsu”. Một tác giả tên Omer Englebert kể lại rằng: Thánh Phanxicô Assisi đang trên đường từ Rôma trở về quê hương của Ngài, thì Phanxicô gặp một thầy tên là Jean Velita
Ngài liền ngỏ lời với thầy ấy rằng : “Ta mong ước cử hành lễ Giáng sinh để suy tôn Chúa ra đời ở Bê-Lem, nhưng để thể hiện nỗi cơ cực và khổ đau của Chúa ngay từ lúc còn thơ để cứu chuộc nhân loại, Ta xin con làm một hang đá giống như thật với cỏ khô, rồi con dẫn một con lừa và một con bò vào để cho giống với con bò con lừa đã chầu quanh Chúa Hài đồng năm xưa nhé’’.
Và Jean Velita đã vâng lời đi làm một hang đá giống như lời Phanxicô căn dặn.
Sau khi Ngài Phanxicô công bố tin mừng xong Ngài đã chia sẻ lời Chúa cho những người đến nghe. Sau đó Ngài kể về sự tích về một vị Hoàng đế nghèo được sinh ra tại hang Bêlem mà người ta thường gọi là Ngài Giêsu.
Kể từ khi có máng cỏ đầu tiền tại quê hương của Phanxicô từ đó hàng năm các giáo xứ và các nhà thờ khắp nơi trên thế giới người ta bắt đầu làm hang đá và cây thông để mừng lễ Chúa giáng sinh.
Xem thêm : Làm dấu Thánh giá trước khi ăn có ý nghĩa gì?
Trong hang đá của Chúa Giêsu còn trưng bày thêm các tượng ở bên cạnh. Mỗi tượng đều có ý nghĩa riêng
Là hình tượng của một hài nhi, nhỏ nhất trong hang đá nhưng được đặt ở giữa trung tâm. nằm trên máng ăn của con lừa, phía dưới lót đầy cỏ khô thể hiện sự nghèo khổ tột cùng của Chúa vì bên cạnh ngài chẳng có gì.
Chiếc khăn trắng được quấn quanh người Chúa đó là sự báo hiệu trước về cái chết của Chúa Giêsu Kitô trên đồi Sọ để chuộc tội cho nhân loại
Tượng Mẹ Maria được trưng bày trong hang đá từ sau năm 1400. Hình ảnh Mẹ khi nhìn vào như một người đang chìm sâu trong sự thờ lạy, yêu mến và suy ngắm màu nhiệm của Chúa Cứu Thế. Bên cạnh đó chúng ta còn có cảm giác khuôn mặt Mẹ cũng không thiếu những băn khoăn, lo âu của một người Mẹ khi hạ sinh một đứa con của mình.
Tuy băn khoăn lo lắng, nhưng Mẹ không bao giờ thất vọng trước tình thương quan phòng của Thiên Chúa. Mẹ hoàn toàn tín thác tất cả cho Đấng đã tin tưởng Mẹ.
Một người quan trọng và không thể thiếu trong hang đá là tượng Thánh Giuse, Ngài mang một chiếc áo choàng rộng, tượng trưng cho sứ mệnh cao cả nhưng đầy khó khăn mà Thiên Chúa Cha đã giao phó cho thánh nhân. Sứ mệnh đó là bảo vệ cho Thiên Chúa, Đấng Cứu độ nhân loại và Đức Trinh Nữ Maria.
Tượng thánh Giuse được đặt bên phải Chúa hài đồng tay cầm chiếc đèn như soi sáng và bảo vệ chúa, bên cạnh những con lừa đang chiêm ngắm Chúa.
Những ca đoàn của các Thiên Thần từ một nơi xa xôi hẻo lánh trên trời cao xuất hiện, thờ lạy và ca hát mừng chúa hài đồng được sinh ra với lời ca của những bản nhạc du dương và đầm ấm “«Gloria in excelsis Deo», “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”.
Chính các thiên thần là người đã đi báo tin vui cho các mục đồng biết “hôm nay là ngày đấng cứu thế sinh ra”
Các mục đồng rất vui mừng và ngạc nhiên khi thấy Chúa hài đồng được sinh ra trong máng cỏ. Họ đại diện cho biểu tượng của lớp người nghèo được Chúa ưu ái và yêu thương, bảo vệ.
Những con bò bên cạnh Chúa Giêsu Hài đồng ngay từ giây phút ngài sinh ra. Chúng đại diện cho hình tượng người Do Thái đang phải chịu gồng mình dưới sức nặng của luật pháp.
Những con lừa tượng trưng cho loài người mang trên mình chuyên chở bao gánh nặng tội lỗi, trong đó gánh nặng nề nhất là tội không nhìn nhận Thiên Chúa là Đấng Tối Cao.
Những con bò và lừa trong hang đá Bêlem muốn diễn tả ý nghĩa Đức Kitô đã gánh mọi tội lỗi nhân loại, và sau cùng Ngài hiến tế chính bản thân Ngài làm của lễ đền tội cho nhân loại.
Nghe tin Đấng Cứu Thế đã sinh ra, ba nhà đạo sĩ từ Phương Đông đến để triều bái và dâng tiến Hài Nhi những lễ vật. Những nhân vật đó là:
Ngoài ra, còn có một vị vua thứ bốn tên là Artaban, ông là người ít được nhắc đến và được trưng bày trong Hang đá, tượng trưng bằng viên đá quý.