Làm dấu Thánh giá trước khi vào bữa ăn có ý nghĩa gì ?
22/08/2022
2572 lượt xem
Mục Lục
Dấu Thánh giá đối với người Công giáo đó là một hành động, một cử chỉ để thể hiện lòng tôn kính đối với Đức Chúa Trời của người Công giáo, người ta thường làm dấu thánh giá trong bữa ăn, khi cầu nguyện, đọc kinh và khi tham dự thánh lễ nhà thờ. Ngoài ra làm dấu thánh giá còn thể hiện niềm tin vào chúa Giêsu, vào công cuộc mà Chúa chịu chết trên thập giá để cứu chuộc loài người.
Ý nghĩa của dấu thánh giá và tại sao người công giáo lại làm dấu thánh giá trước khi ăn?
Ý nghĩa của dấu thánh giá
Nhiều người không công giáo đã thắc mắc và thấy kỳ lạ tại sao người Công giáo lại hay làm dấu thánh giá trước khi ăn hay làm một việc trọng đại nào đó. Đó có lẽ cũng là câu hỏi mà nhiều người bên lương muốn tìm được câu trả lời.
Dấu thánh giá là một thuật ngữ chỉ việc “xin thiên Chúa thánh hiến, thánh hóa, hiến thánh” là mong chúa cho họ có một bữa ăn đầy đủ, như Chúa chăn nuôi những con chiên của ngài vậy. Vì Chúa là người chủ của họ, nên họ luôn mong muốn lúc nào Chúa cũng ban cho họ có được bữa ăn như bao người.
“Nhân danh Cha, và Con, và Thánh thần, Amen” đó chính là câu cửa miệng khi người Công giáo làm dấu thánh giá. Họ muốn cho mọi người biết rằng họ là người có Đạo, là con chiên của Thiên Chúa, họ tin vào Thiên Chúa có 3 ngôi: Ngôi thứ nhất là Chúa cha, ngôi thứ hai là Chúa con và ngôi thứ ba là chúa thánh thần. Đó chính là mầu nhiệm và quan trọng thiết yếu của người Công giáo.
Họ tin Thiên Chúa là đấng duy nhất chỉ có một trên đời và là Cha của mọi người. Thiên Chúa có ba ngôi là Cha-Con-Thánh thần và ba ngôi đó yêu thương và trở thành một với nhau.
Ý nghĩa thứ hai
Tại sao khi làm dấu thánh giá trên mình hay một đối tượng nào đó người Công giáo không làm theo hình khác mà làm theo hình chữ thập, hình thánh giá. Vì để tưởng nhớ và tôn kính Ngài, Đức Chúa Giê su Kito đã chịu nạn và chịu chết trên cây thập giá. Họ còn tuyên xưng lòng tin của mình bằng một mầu nhiệm khác đó là một mầu nhiệm vô cùng quan trọng về Con Thiên Chúa.
Chính vì vậy mà cây thập tự đã treo Chúa Giê su đã trở thành cây Thánh giá và biểu tượng trung tâm của long tin Ki tô giáo. Nhờ thánh giá mà những người có đạo nhận ra đồng đạo của mình cùng là đồ đệ của Chúa Giê su.
Ý nghĩa thứ ba
Khi làm dấu thánh giá nơi mình người Kito hữu muốn tự đặt mình dưới quyền năng của Chúa Ba Ngôi đó là ngôi Cha, ngôi Con và ngôi Thánh Thần để làm tất cả mọi việc và khi đó họ làm việc không còn đơn độc nữa mà có sức mạnh và quyền năng của Chúa Ba Ngôi trợ giúp họ
Ý nghĩa của việc làm dấu thánh giá khi ăn
Truyền thống xưa Tại sao chúng ta cầu nguyện khi ăn? Vì xét như là một cộng đoàn đức tin, chúng ta đã biết đến điều này từ rất lâu. Thói quen cầu nguyện khi ăn có rất lâu đời trong truyền thống đức tin của chúng ta.
Người Do Thái đã cầu nguyện trên bữa ăn của mình, ngay cả trước thời Đức Giêsu – người cầu nguyện trên của ăn vào Buổi Tối Cuối Cùng và vào lúc hóa bánh ra nhiều. Người Do Thái làm thế là để tạ ơn vì của ăn và đất đai mà Thiên Chúa đã ban cho họ.
Theo truyền thống này, cũng như theo thói quen của Đức Giêsu, các Kitô hữu sơ thời đã cầu nguyện trước bữa ăn. Vài giáo phụ sơ thời đã trích dẫn nhu cầu dâng lời kinh nguyện trước bữa ăn như là một phần của ý muốn thờ phượng Chúa.
Làm dấu thánh giá và đọc lời kinh trước bữa ăn đơn giản của chúng ta, được đọc trong bối cảnh gia đình, cũng theo mẫu phụng tự thánh lễ trong nhà thờ: những lời kinh ngợi khen, cầu khẩn và biết ơn; những cách diễn tả sự tùy thuộc của chúng ta vào Thiên Chúa; ý muốn làm những điều tốt hơn khi chúng ta được bổ dưỡng bằng của ăn thánh.
Lời kinh trước bữa ăn nối kết chúng ta với lời kinh hằng ngày không bao giờ dứt của Giáo Hội và nhắc nhớ về bữa ăn thánh mà Đức Giêsu để lại cho chúng ta, được chia sẻ trong cộng đoàn, cho đến khi Ngài lại đến. Đọc kinh trước bữa ăn đặt chúng ta trước sự hiện diện của Thiên Chúa, nhắc nhớ chúng ta về vị trí của mình trong sáng tạo: chúng ta là những quản gia và là môn đệ Chúa.