Ý nghĩa quan trọng của cây Thánh Giá trong Đạo Thiên Chúa mới nhất 2022
19/08/2022
152 lượt xem
Mục Lục
Thánh giá là một trong những biểu tượng được biết đến nhiều nhất trên thế giới không chỉ riêng người bên đạo Công giáo mà cả những người ngoại đạo. Vậy Thánh giá có ý nghĩa như thế nào đối với người Công giáo mà được nhiều người biết đến.
Thánh giá và Ý nghĩa của cây Thánh giá.
Thánh giá là gì?
Thánh Giá được xem như là hình ảnh tiêu biểu nhất liên hệ đến cuộc đóng đinh của chúa Giêsu Kitô, là biểu tượng đặc trưng của các giáo hội Kitô Giáo.
Hình tượng TG thường gồm hai thanh thẳng đan chéo vuông góc nhau với hình ảnh Chúa Giêsu bị đóng đinh trên đó.
TG có nghĩa khác với “thập giá” vì “thập giá” chỉ mang nghĩa đơn giản là giá có hình chữ thập và trên nó không có những chi tiết liên quan đến tôn giáo. Thánh giá được coi là biểu tượng của Thánh đạo.
Hình ảnh Chúa Giêsu trên cây thánh giá
Theo nghĩa thần học, trước khi Chúa Giêsu chịu khổ hình thì cây gỗ (giá) treo ông lên chỉ được gọi là cây thập giá, thập tự hoặc thập tự giá, đó một hình thức xử tử của Đế Quốc La Mã. Khi ấy, mọi người coi cây thập giá là một biểu tượng của sự chết, là sự ô nhục, điên rồ và ngu xuẩn.
Sau khi Chúa Giêsu chịu chết trên cây thập giá để chuộc tội cho thiên hạ, thì mới xuất hiện khái niệm “Thánh Giá”. TG được xem như biểu tượng của “Tình Yêu và Lòng Thương Xót của Thiên Chúa” và “Công nghiệp Cứu Chuộc Nhân Loại của Chúa Giêsu”.
Ý nghĩa của cây Thánh giá đối với Đạo Thiên Chúa
Theo Bách khoa toàn thư của người Do Thái, TG được sử dụng ít nhất là từ thế kỷ II. Khi đó, việc đánh dấu một Thánh giá trên trán và ngực đã được coi như một lá bùa chống lại quyền lực của ma quỷ.
Lúc đầu, họ còn sợ hãi khi trưng bày nó công khai. Tuy nhiên, sau khi Hoàng đế của Đế quốc La Mã Constantine ban hành đạo luật Milan vào năm 313, 3 thế kỷ cấm đạo Thiên Chúa của Đế quốc La Mã đã chính thức kết thúc.
Tại sao Thiên Chúa lại muốn dùng cây thập giá cắm trên mặt đất làm biểu tượng cho tình yêu vô biên của Ngài với nhân loại ? Chính Chúa Con chịu chết trên thập giá đã giải thích tất cả.
Thập giá chỉ giá trị, chỉ là biểu tượng của tình yêu, chỉ đem lại ơn cứu độ khi có Chúa Giêsu bị treo trên đó. Nguồn suối ơn cứu độ và các nhân đức Kitô giáo đều phát xuất từ thập giá Đức Kitô ; thậm chí các bí tích của giáo hội cũng chỉ được chính thức khai mở khi cạnh sườn Chúa bị mở ra trên thập giá.
Thiên Chúa đã biến đổi dụng cụ độc ác tàn nhẫn của con người thành dụng cụ diễn tả tình yêu thương bao dung, tha thứ ; biến dụng cụ giết người thành dụng cụ giải thoát con người khỏi phải án chết đời đời ; biến dụng cụ chế nhạo của con người thành dụng cụ diễn tả chiến thắng vinh quang của Đức Kitô.
Nhìn vào TG ta thấy đau khổ bên ngoài và tình yêu Thiên Chúa bên trong, sự chết của con ngừơi và sự sống lại của Thiên Chúa, bóng tối tội lỗi của trần gian và ánh bình minh cứu độ, sự ích kỷ của ta và sự hy sinh của Thiên Chúa.
Sự kiêu căng của ta và sự khiêm tốn của Thiên Chúa, sự bất lực của ta và sức mạnh vô song của Thiên Chúa, sự thù hận của con người và sự tha thứ của Thiên Chúa, sự hèn hạ của ta và sự cao cả của Thiên Chúa.
Nhìn vào thánh giá ta thấy nhân tính và thiên tính của Chúa Giêsu Kitô.
Mặt khác của cây TG chính là biểu tượng của tình yêu thương, sự hy sinh cao cả nhất của Thiên Chúa dành cho con người. Cho nên người Kitô hữu dựng TG vẽ thánh giá, đeo TG không có nghĩa là đi tố cáo tội ác người khác mà là để biểu dương công ơn cứu chuộc và minh chứng tình yêu của Chúa cho mọi người biết.
Qua những ý nghĩa trên Cây thánh giá đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu đối với người theo đạo Thiên Chúa, dấu thánh giá được sử dụng trong tất cả giáo hội và những lời cầu nguyện.
Người ta tin rằng việc ra dấu TG sẽ giúp bảo vệ, che chở họ khỏi những sự nguy hiểm, luôn mang bình an đến cho họ. Thậm chí họ còn mang TG theo bên mình, trên dây chuyền, bên cạnh họ, và thờ phụng trong nhà.
Niềm tin rằng cây TG có thể xua đuổi ma quỷ và bảo vệ người đeo nó đã đi qua một chặng đường dài. Từ những thế kỷ đầu của đạo Thiên Chúa, người theo đạo đã có tục dùng tay làm dấu TG trên mình.
Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy biểu tượng TG trên các cơ sở từ thiện, bệnh viện, nhà thờ, hội chữ thập đỏ, trong nhà các tín đồ theo đạo Thiên Chúa, trong các nghĩa trang… Từ nhà riêng đến nhà thờ, vị trí trang trọng nhất luôn dành cho Cây TG.