Nếu chúng ta đã có dịp đi đến vùng đất Tây Nguyên, tỉnh Kontum chắc hẳn không nhiều thì ít chúng ta cũng nghe người dân nơi đây thoáng nhắc đến những câu chuyện kỳ bí xoay quanh Bức Tượng Đức Mẹ Măng Đen, thu hút những sự tò mò bí ẩn về bức tượng này.
Đây là một địa điểm du lịch hành hương nổi tiếng tồn tại gần nửa thế kỷ nay, mang đến nhiều sự tâm linh kỳ diệu cho vùng đất này.
Tại sao có Bức Tượng Đức Mẹ Măng Đen?
Tượng Đức Mẹ Măng Đen hay còn gọi là Đức Mẹ Cụt Tay là một di tích, điểm hành hương công giáo của giáo phận Kontum, được đặt tại thôn Măng Đen, xã Đắk Long, huyện Kon Plông tỉnh Kontum.
Tượng Đức Mẹ Măng Đen là bức tượng được tạc theo tượng Đức Mẹ Fatima do linh mục Tôma Lê Thành Ánh tặng.
Phần thân tượng mang điểm hình dáng dấp của tượng Đức Mẹ Fatima nhưng phần đầu được phục chế lại mang khá nhiều hình dáng phụ nữ vùng Tây Nguyên Việt Nam.
Tượng được dựng trên một trụ đài đơn sơ như hiện nay vào giữa năm 1971. Năm 1974, do hỏa lực chiến tranh Việt Nam tiền đồn Măng Đen bị triệt bỏ, bức tượng cũng bị hư hỏng ít nhiều và bị bỏ phế sâu trong rừng rậm.
Tượng Đức Mẹ Măng Đen được làm bằng bê tông cốt thép, cao khoảng 1 mét, tượng được đặt trên một bệ tượng làm bằng xi măng kết với các đá cuội tự nhiên.
Phần thân tượng mang dáng dấp của Đức Mẹ Fatima nhưng phần đầu lại mang hình ảnh giống với người phụ nữ Tây Nguyên và không có tay.
Những bí ẩn về bức tượng Mẹ cụt tay
Thời kỳ chiến tranh, khi đồn điền Măng đen bị thu phục, tượng Đức Mẹ Măng Đen cũng bị lãng quên trong rừng sâu.
Mãi đến 10 năm sau đó hì nơi đây bắt đầu có dân cư sinh sống và một số người dân đã tìm thấy bức tượng nhưng tôn giáo khi đó chưa phổ biến người dân nơi đây chỉ phát hiện và không đá động gì đến bức tượng, vài năm sau họ phát hiện bức tượng đột nhiên bị mất đầu và đôi tay.
Đến năm 2002, nhiều người dân đã bỏ công để phục chế lại phần đầu và tay của tượng Đức Mẹ. Phần đầu được phục dựng và gắn lên tượng Đức Mẹ tuy nhiên không còn mang đúng với hình ảnh Đức Mẹ Fatima mà mang hình ảnh người phụ nữ Tây Nguyên nhiều hơn.
Điều kì lạ rằng phần đôi tay của bức tượng được tạc lại và gắn lên thì bị rớt xuống, nhiều lần như thế nên người dân quyết định để bức tượng với hình ảnh không có tay.
Tượng Đức Mẹ trở thành điểm hành hương nổi tiếng của người Công giáo kể từ năm 2007 trở về sau.