Lịch sử hình thành và phát triển của Đạo Công Giáo ở Việt Nam.
08/08/2022
621 lượt xem
Mục Lục
Lịch sử hình thành của Đạo Công Giáo tại Việt Nam
Thời gian hình thành từ năm 1533 đến năm 1659.
Quá trình truyền bá Đạo Công giáo tại Việt Nam bắt đầu từ các thập kỷ đầu của thế kỷ XVI (1533), song thực tế phải đầu đầu thế kỷ XVII, hoạt động truyền bá mới được tổ chức một cách có quy mô và đạt hiệu quả.
Việt Nam có 4 giai đoạn trong truyền giáo và phát triển:
Giai đoạn thứ nhất từ đầu thế kỷ XVI đến năm 1884.
Giai đoạn thứ hai từ năm 1885 đến năm 1945.
Giai đoạn thứ ba từ năm 1945 đến năm 1975.
Giai đoạn thứ tư từ năm 1975 cho đến nay.
Công giáo truyền vào Việt Nam, có nhiều đóng góp tích cực cho văn hóa, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược,
Một bộ phận nhỏ tín đồ và chức sắc Công giáo bị các thế lực đế quốc lợi dụng, ảnh hưởng đến quan hệ Nhà nước và Giáo hội.
Đạo Công giáo tại Việt Nam có hơn 3.000 giáo xứ; tính đến đầu năm 2021 có 46 Giám mục, gần 6000 linh mục; khoảng 200 dòng tu, tu hội, tu đoàn với hơn 31.000 nam nữ tu sĩ, trên 7 triệu tín đồ.
Thời kỳ phát triển của Đạo Công Giáo tại Việt Nam
Thời kỳ phát triển từ năm 1659 đến năm 1820
Triệu tập Hội nghị Mục vụ đầu tiên: ngày 14 tháng 02 năm 1670 tại Đình Hiến tỉnh Nam Định, thành lập Dòng Mến Thánh Giá
Các chị em nữ tu là những cộng tác viên rất đắc lực của hàng giáo phẩm trong việc truyền đạo bên cạnh giáo dân, nhất là trong các vùng thôn quê.
Xây dựng Đại Chủng Viện Penang (1870) để đào tạo các linh mục bản xứ châu Á và Việt Nam.
Giáo hội Công giáo Việt Nam có 3 giáo phận như sau:
Giáo phận Đông Đàng Ngoài: 140.000 tín hữu, 41 linh mục Việt Nam, 4 linh mục thừa sai và 1 giám mục.
Giáo phận Tây Đàng Ngoài: 120.000 tín hữu, 65 linh mục Việt Nam, 46 linh mục thừa sai và 1 giám mục.
Giáo phận Đàng Trong: 60.000 tín hữu, 15 linh mục Việt Nam, 5 linh mục thừa sai và 1 giám mục.
Với dân số năm 1802 là 320.000 người, số tín hữu Công giáo chiếm khoảng 3% dân số cả nước.
Lịch sử hình thành và phát triển đạo Công giáo tại Việt Nam với nhiều thăng trầm, biến động. Từ một tôn giáo ban đầu hoàn toàn xa lạ với xã hội Việt Nam, đến nay đạo Công giáo đã phát triển trở thành tôn giáo lớn ở Việt Nam, với nhiều hoạt động đa dạng và có những ảnh hưởng trong đời sống văn hóa-xã hội Việt Nam.
Nếp sống của người Công giáo Việt Nam được định hình trên nền tảng của nếp sống cổ truyền Việt Nam kết hợp với văn hóa bản sắc phương Tây. Văn hóa người Công giáo độc đáo với việc xen kẽ những lễ nghi, phong tục của người Việt nói chung với nghi lễ của Công giáo. Giữ gìn đạo lý, bảo tồn đa dạng văn hóa là một nội dung quan trọng trong đời sống đạo phong phú của đạo Công giáo tại Việt Nam.