Nhà thờ gỗ Kontum- Nét đẹp Công Giáo Vùng Tây Nguyên
13/08/2022
29 lượt xem
Mục Lục
Nhà thờ gỗ Kontum là một công trình kiệt tác nghệ thuật có tuổi đời lên đến hàng thế kỷ, nằm giữa núi rừng bạc ngàn của vùng Tây Nguyên, niềm tự hào từ bao đời của người dân Tây Nguyên.
Nhà thờ chính tòa Kontum được đánh giá là một trong những nhà thờ độc nhất với toàn bộ kiến trúc đều làm từ gỗ, xứng đáng được xếp vào hàng bật nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Nhà thờ gỗ Kontum ở đâu?
Nhà thờ gỗ Kontum(Nhà thờ Chính tòa Kontum) là một nhà thờ của người Công giáo tọa lạc ở số 13 đường Nguyễn Huệ, phường Thống Nhất, Thành phố Kontum, tỉnh Kontum, Việt Nam.
Nhà thờ nằm trên một con đường hẻo lánh của núi rừng Kontum từ giữa thế kỷ 19 do những nhà truyền giáo người Pháp xây dựng.
Nhà thờ được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1870 lúc số lượng giáo dân còn ít, cho đến năm 1913 khi số lượng giáo dân bắt đầu đông dần thì nhà thờ mới được xây dựng lớn hơn với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ và hoàn thành vào cuối năm 1918 do linh mục người Pháp Giuse Decrouille cai quản. Tuy được xây dựng bằng gỗ nhưng nhà thờ vẫn vững chắc theo thời gian cho đến nay.
Cấu trúc của nhà thờ gỗ Kontum
Nhà thờ gỗ Kontum được xây dựng chủ yếu bằng gỗ cà chít(gỗ sến đỏ) là một trong những loại gỗ quí có nhiều ở vùng núi rừng Tây Nguyên.
Toàn bộ kết cấu cột, chèo hay mái ngói, cầu thang của nhà thờ đều bằng chất liệu gỗ, được kết dính hoàn toàn lại với nhau bằng mộng(một loại chất dính tốt) mà không hề sử dụng đinh, nhìn tổng thể giống như các kiểu nhà truyền thống của người Tây Nguyên.
Hình thức bên ngoài nhà thờ
Nhìn tổng quan bên ngoài, công trình nhà thờ là một khối nhà cao lớn uy nghiêm nổi bật với gam màu sẫm đen pha lẫn màu cà phê, một loại cây được trồng rất nhiều ở vùng núi Tây Nguyên
Trước mặt tiền nhà thờ là một tháp chuông lớn 4 tầng cao 24m nằm chính giữa tạo sự hài hòa, cân đối cho toàn bộ công trình.
Hành lang là hai cánh rộng và dài, các mái nhô cao và dốc như kiểu mái nhà rông của người Ba Na được đỡ chắc chắn bằng hàng cột gỗ tròn.
Bên trong thánh đường nhà thờ
Thánh đường nhà thờ càng nổi bật và bắt mắt hơn với những hàng ghế dài và rộng rãi, từ dưới hàng ghế của các tín đồ nhìn lên là cung thánh được thiết kế như một sân khấu nổi hình vòm lộng lẫy tạo cảm giác trang nghiêm và cao cả của chốn linh thiêng
Mái vòm cao vút và thoáng đãng tạo cảm giác thoải mái khi đứng tham dự thánh lễ, những hàng cột cao chót vót vươn lên nâng đỡ toàn bộ mái vòm chính giữa rất chắc chắn.
Hai bên cánh nhà thờ, nổi bật trên những ô cửa sổ được tô điểm bằng những họa tiết của người Tây Nguyên xưa cùng với những điển tích trong kinh thánh của người Công giáo.
Nếu đứng ở bên ngoài thì khó hình dung ra người xưa đã vẽ gì trên bức tranh kính ấy. Nhưng vào bên trong, qua sự phản chiếu của ánh sáng, bức tranh hiện lên rực rỡ và tuyệt đẹp với hình ảnh về cuộc sống đầy sinh động của người Tây Nguyên xưa với cảnh buôn làng, nhà rông, voi kéo gỗ, sông suối, đại ngàn hùng vĩ.
Có thể nói, mọi chi tiết thiết kế, chạm trổ, trang trí, phối màu… của ngôi nhà thờ đều vô cùng tinh xảo, chứng tỏ trình độ tay nghề bậc thầy của các nghệ nhân xưa.
Trải qua hơn 100 năm mưa gió dãi dầu, nhà thờ gỗ Kon Tum vẫn vững bền với thời gian và dường như ngày càng đẹp hơn bởi vẻ cổ kính và lộng lẫy hiếm có của mình.