Cha Trương Bửu Diệp bị giết ra sao?

Trong tâm hồn mỗi người Công giáo ở Tỉnh An Giang, một tên gọi đã trở thành biểu tượng của sự linh thiêng và lòng dũng cảm. Đó chính là Cha Trương Bửu Diệp – một linh mục đã gắn bó không chỉ với việc hướng dẫn đạo đức mà còn với việc lan tỏa niềm tin và hy vọng. Nhắc đến tên của Cha, người ta không thể không nhớ đến những câu chuyện về lòng hi sinh, lòng nhân ái và khả năng thấu hiểu con người mà ông mang đến cho cộng đồng.
Cha-Trương-Bửu-Diệp
Cha Trương Bửu Diệp

Tiểu sử Cha Trương Bửu Diệp

Cha Trương Bửu Diệp sinh ngày 01-01-1897 tại ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới Tỉnh An Giang, thuộc Giáo phận Long Xuyên.
Cha và Mẹ ngài là ông Micae Trương Văn Đặng và bà Lucia Lê Thị Thanh,mẹ ngài mất sớm còn cha ngài sinh sống bằng nghề thợ mộc.
Ngài được rửa tội vào ngày 02 tháng 02 năm 1897 và lấy tên thánh là Phanxicô Xaviê.
Nhà-thờ-chính-tòa-Long-Xuyên
Nhà thờ chính tòa Long Xuyên

Hoạt động và con đường thụ phong linh mục của Cha Trương Bửu Diệp

Năm 1909 Cha Trương Bửu Diệp học đạo tại Tiểu Chủng Viện Cù Lao Giêng, Đại chủng viện Nam Vang (Campuchia) sau thời gian học đạo ông về nhận nhiệm sở tại Họ đạo Tắc Sậy.
Trong những năm làm nhiệm vụ tại đây, ông đã liên hệ, giúp đỡ để thành lập thêm nhiều họ đạo lân cận.
Tiểu-Chủng-Viện-Cù-Lao-Giêng
Tiểu Chủng Viện Cù Lao Giêng
Cha Diệp bị bắt và bị giết vào năm 1946 cùng với 70 chức sắc tại Tắc Sậy. Ngài chết thay cho các con chiên của ngài trong giáo sứ Tắc Sậy. Ngài bị chặt đầu với một vết chém ngang cổ gần mang tai cùng với ba vết chém khác ngang mình.
Những-ngày-cuối-đời-của-cha-Diệp
Những ngày cuối đời của cha Diệp

Con đường tuyên thánh

Cha Trương Bửu Diệp được phong thánh cấp giáo phận vào năm 2012 do bộ giáo lý đức tin ra tuyên bố.
Nơi đặt phần mộ Cha Diệp được nổi bật với nhiều kiến trúc như một tòa nhà rộng lớn có ba nóc, trong đó nóc chính giữa cao hơn hai nóc phụ và có gắn đồng hồ lớn tạo nên điểm nhấn đặc biệt nổi bật cho cả tòa nhà.
Nhiều bức tượng làm bằng gỗ quý được bày trí theo tinh thần tín ngưỡng Công giáo.
Nơi-yên-nghỉ-của-Linh-Mục-Trương-Bửu-Diệp
Nơi yên nghỉ của Linh Mục Trương Bửu Diệp
Thánh đường Tắc Sậy là điểm nổi bật với tiếng vang là điểm đến linh thiêng bậc nhất của Tỉnh Cà Mau,trở thành điểm đến tín ngưỡng thu hút hàng trăm tín đồ và du khách ghé thăm hàng năm. Nơi mang đến phúc lành trong tâm thức của người Công Giáo. Nhà thờ Tắc Sậy cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 40km.
Bản đồ đường đi Nhà thờ Tắc Sậy
Cha Trương Bửu Diệp là một nhân vật công giáo Việt Nam rất được mộ mến, làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa là Cha thương xót mọi người,biến tình yêu của con người có đức tin với cuộc sống đồng bào.
Hình ảnh cha Diệp đã in sâu trong tiềm thức của đông đảo cộng đồng người Công giáo.
Chúng ta có thể thấy những nơi thờ phượng nổi tiếng của Cha Diệp với những bức tượng của cha được dựng lên để mọi người cùng cầu nguyện, mong cha mang đến những điều tốt lành và sự tin tưởng vào đấng cứu chuộc là chúa Kitô.
Cha-Diệp-bằng-gỗ
Cha Diệp được khắc họa bằng tượng gỗ
Hình ảnh Cha Diệp còn hiện hữu trong mỗi gia đình Kito giáo nói chung và người ngoài Kito giáo nói riêng. Chúng ta còn có thể thờ phượng Cha bằng những khung hình đẹp và tượng gỗ được điêu khắc về ngài thật chân thực, và được làm phép ở nhà thờ với mong muốn cha lúc nào cũng hiện hữu trong mỗi gia đình để che chở và bảo vệ cho họ.
Cha-Diệp-tượng-bằng-gỗ
Cha Diệp được làm bằng tượng gỗ
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bình luận trên Facebook